Đối tượng nào dễ mắc đau dạ dày nhất?

Thảo luận trong 'Thực Phẩm - Dược Phẩm - Y Tế' bắt đầu bởi soccon2015, 8/10/19.

  1. soccon2015

    soccon2015 New Member

    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Đau dạ dày là bệnh tiêu hóa và ngày một gia tăng không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ nhỏ. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên để có thể điều trị thì người bệnh cần nắm rõ hơn về bệnh đau dạ dày vị trí đau, nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh.

    Đau dạ dày là gì? Vị trí đau dạ dày ở đâu?


    Theo cấu tạo của cơ thể người, dạ dày là một bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa, đảm nhận nhiệm vụ thấm dịch vị lên thức ăn và nghiền nát cơ học đồng thời phân hủy chúng. Sau quá trình này, thức ăn sẽ tiếp tục được tiêu hóa và chuyển hóa ở ruột non một cách dễ dàng.

    Đau dạ dày trong tiếng Anh là “Stomachache” là tình trạng bệnh lý khi tại dạ dày xuất hiện các tổn thương, niêm mạc bị viêm thậm chí loét sâu khiến các hoạt động của nó bị đình trệ và gây ra các biểu hiện khó chịu, đau đớn cho người bệnh.

    Dạ dày thường có hình dạng chữ J, có hai đầu, một đầu nối với thực quản, một đầu nối với ruột non. Đau dạ dày là đau ở đâu? – Theo đó vị trí của dạ dày nằm ở xung quanh vùng rốn do đó khi đau dạ dày, người bệnh thường thấy xuất hiện cơn đau ở vùng này.

    Cụ thể, đau dạ dày thường xảy ra ở trên rốn hay còn được gọi là vùng thượng vị, gần xương ức. Đôi khi, cơn đau có thể lệch sang trái hoặc phải.

    Một số bệnh lý đau dạ dày tiêu biểu mà nhiều người mắc phải là: Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết dạ dày…

    Đối tượng thường mắc đau dạ dày
    Đau dạ dày có nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Người lớn thường mắc bệnh do ăn cay, nóng nhiều, bỏ bữa và sinh hoạt thất thường. Ngoài ra, một số đối tượng đặc biệt dưới đây cũng rất dễ mắc bệnh đau dạ dày.

    Đau dạ dày ở trẻ em

    Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, lượng dịch vị tiết ra chưa đủ để tiêu hóa các loại thức ăn quá cứng.

    Khi phụ huynh chủ quan và nhồi nhét cho trẻ ăn quá nhiều, thừa chất, dạ dày của trẻ sẽ quá tải từ đó dẫn tới đầy, chướng, khó tiêu, lâu dần quá trình tiêu hóa bị đình trệ, thực phẩm lên men trong dạ dày gây ra ợ hơi, dịch vị được tăng cường tiết ra bào mòn lớp niêm mạc.

    Đau dạ dày khi mang bầu
    Trong quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi sẽ tạo áp lực lên các bộ phận nằm trong ổ bụng trong đó có dạ dày. Điều này gây nên ảnh hưởng tiêu cực cho các hoạt động của dạ dày.

    Phụ nữ mang thai sẽ không ăn được nhiều trong một bữa, phải chia thành nhiều bữa ăn phụ trong ngày bên cạnh bữa ăn chính. Hoạt động nghiền nhỏ thức ăn của dạ dày suy giảm sẽ khiến thức ăn ứ đọng tại đây đồng thời dạ dày bị chèn ép dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai, đặc biệt là hiện tượng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu.

    Triệu chứng bệnh đau dạ dày thường gặp
    Dựa trên những dấu hiệu dưới đây, người bệnh có thể phát hiện bệnh lý đau dạ dày ngay khi bệnh mới chớm:

    • Đau vùng thượng vị là vùng trên rốn.
    • Chướng bụng, đầy hơi do thức ăn không được tiêu hóa và dồn ứ trong dạ dày.
    • Ăn không ngon miệng.
    • Buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ hơi, ợ nóng do thức ăn lên men sinh khí và tạo áp lực.
    • Cân nặng sụt giảm bất thường.
    • Nôn ra máu khi tình trạng xuất huyết dạ dày đã trở nên nghiêm trọng.
    • Thực quản bị tổn thương, viêm loét do dòng dịch vị có tính axit đậm đặc từ dạ dày trào ngược lên trên.

    Bệnh có nhiều cấp độ, triệu chứng đau dạ dày cấp thường bị nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa thông thường, nhưng khi mức độ bệnh càng trầm trọng thì các biểu hiện cũng rõ rệt và dễ nhận biết hơn.

    Nguyên nhân gây đau dạ dày không phải ai cũng biết

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý liên quan tới đau dạ dày, với mỗi tác nhân sẽ có những biểu hiện và mức độ khác nhau. Hiểu rõ về nhân tố gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh giúp quá trình điều trị sau đó sẽ hiệu quả tốt hơn.

    Theo bác sĩ Lê Phương có 8 nguyên nhân chính gây ra bệnh đau dạ dày đó là:

    • Nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Đây là loại vi khuẩn có khả năng sinh sống tại vùng niêm mạc dạ dày, chống chịu với môi trường axit đậm đặc tại đây.
    • Ăn uống không điều độ: Bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ, có thói quen ăn đêm.
    • Ăn quá nhiều đồ ăn cay, nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
    • Nghiện rượu, bia, cà phê.
    • Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa chất phá hủy niêm mạc dạ dày.
    • Căng thẳng, áp lực: Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, hoạt động tiêu hóa không được ưu tiên từ đó dẫn tới tiêu hóa kém, thức ăn ứ đọng lâu dần gây bệnh.
    • Bệnh lý trào ngược dịch mật, thiếu máu ác tính cũng có thể gây đau dạ dày.
    • Lạm dụng thuốc kháng sinh.
     

 

Shop quần áo thời trang hàn quốc xách tay cao cấp giá rẻ.

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn thể thao bóng đá Việt Nam. Chúc các bạn có những giây phút thật zui zẻ!